fbpx

Điểm danh những biệt thự quan chức tai tiếng nhất

Vài năm trở lại đây, hàng loạt biệt thự quan chức bị dư luận và báo chí phanh phui. Từ đó, lộ ra nhiều kẽ hở trong công tác quản lý, quy hoạch và các quy định về minh bạch kê khai tài sản. Câu hỏi được đặt ra “Các quan chức lấy tiền ở đâu để xây biệt thự, biệt phủ nguy nga hoành tráng lên đến cả tỷ tới vài chục tỷ đồng”? 



Biệt thự đồ sộ tại Thanh Hóa – bà Trần Thị Luyến

Căn biệt thự đồ sộ của bà Trần Thị Luyến – vợ của một lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa được xây dựng gần UBND huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa). Lô đất xây dựng biệt thự được hợp thửa từ 16 lô đất. Ngôi biệt thự được thiết kế theo phong cách kiến trúc tân cổ điển Pháp với mái xanh, hệ cửa bằng gỗ tự nhiên tráng lệ và cầu kỳ.

biet-thu-ba-tran-thi-luyen
Biệt thự của bà Trần Thị Luyến

Căn biệt thự sở hữu 3 mặt tiền thoáng đãng, xung quanh là các tuyến đường rộng, mật độ xây dựng 19%. Diện tích xây dựng tầng 1 là 320m2, tổng diện tích sàn nhà là 865m2. Chiều cao của công trình là 15,45m2 với tổng cộng 3 tầng, tổng diện tích khuôn viên xây dựng là 1.657m2 đứng tên là Trần Thị Luyến.

Được biết, gia đình vị quan chức Thanh Hóa này đang sinh sống tại căn biệt thự. Thời điểm xây dựng, thị trấn đã gửi hồ sơ lên UBND huyện Quảng Xương để được cấp phép. Tuy nhiên, đại diện UBND huyện Quảng Xương lại cho biết không nắm được giấy phép xây dựng.



Biệt thự dưới chân núi Hải Vân – ông Phan Như Thạch

Biệt thự quan chức Phạm Như Thạch là một trong những công trình xây dựng để lại nhiều tai tiếng từ năm 2014. Theo đó, tại chân núi Hải Vân, ông Thạch cùng với ông Ngô Văn Quang đã xây dựng hai quần thể biệt thự trái phép và bị phát hiện.

Ông Phạm Như Thạch nguyên là thiếu tướng công an đã về hưu. Còn ông Ngô Văn Quang là Giám đốc công ty TNHH Phước Minh chuyên khai thác vàng. Cả hai biệt phủ được xây dựng ở vị trí thuận lợi, chỉ cách lối rẽ từ đèo Hải ân đến trụ sở Hạt Kiểm lâm quận Liên Chiểu khoảng 400m.

biet-thu-ong-phan-nhu-trach
Biệt thự ông Phan Như Thạch

Riêng biệt thự của ông Quang rộng hơn 1400m2, kiến trúc cổ, cầu ký, có tường rào bê tông kiên cố, chi phí xây dựng vào khoảng 150 tỉ đồng. Quần thể biệt thự nguy nga như phủ vua chúa từ kiến trúc cho đến cảnh quan.

Sau khi bị phanh phui, chính quyền Đà Nẵng điều tra và kết luận do “có sự lỏng lẻo của chính quyền” (?). Đến tháng 2/2015, biệt phủ nguy nga này đã bị xử phạt hành chính và buộc phải tháo dỡ trong 35 ngày.

Ông Thạch đã chấp nhận nộp phạt và tháo dỡ. Còn ông Quang thì chỉ dỡ 15m2 và làm đơn xin giữ lại làm khu du lịch tâm linh nhưng không được chấp nhận. Sau nhiều lần trì hoãn. Đến thời điểm hiện tại, khu biệt thự vẫn còn khoảng ⅓.



Biệt thự tai tiếng nhất Yên Bái – ông Phạm Sỹ Quý

Biệt thự của ông Phạm Sỹ Quý xây dựng ở Yên Bái bị báo chí phanh phu vào tháng 6/2017. Ông Phạm Sỹ Quý là giám đốc Sở TN & MT Yên Bái, em trai ruột của Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Yên Bái.

Ông Quý cho biết:”Đây là kết quả của một quá trình lam lũ, nỗ lực làm đủ nghề mà có. Từ thời thanh niên, tôi đi mua chổi đót, lá chít từ trên này xuống Hà Nội bán…”.

biet-thu-ong-pham-sy-quy
Biệt thự ông Phạm Sỹ Quý

Sau khi điều tra và có kết luận thanh tra biệt phủ của ông Qúy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái quyết định xử phạt hành chính với sổ tiền 507 triệu đồng do xây dựng công trình vượt phép và không có giấy phép. Đồng thời kỷ luật cảnh cáo, buộc ông Quý thôi chức giám đốc và chuyển về làm phó Chánh văn phòng HĐND tỉnh Yên Bái.

Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại thì biệt phủ của ông Quý vẫn tồn tại.



Biệt thự quan chức Đắk Lắk – ông Nguyễn Sỹ Kỷ

Ông Nguyễn Sỹ Kỷ là Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk đã xây dựng biệt thự trái phép trên đất nông nghiệp ở tổ dân phố 11, phường Ea Tam (TP Buôn Ma Thuột). Vụ việc bị dư luận phanh phu vào đầu năm 2017.

Sau khi bước vào điều tra và có kết quả, đến tháng 3/2017, căn biệt thự của ông bị UBND phường Ea Tam yêu cầu tháo dỡ trong 10 ngày, trả lại hiện trạng đất nông nghiệp ban đầu.

biet-thu-nguyen-sy-ky
Biệt thự ông Nguyễn Sỹ Kỷ

Tuy nhiên, cả ông Kỹ và bà Quách Thị Quất (vợ ông) đều không phục và khẳng định:  “Vợ chồng tôi sẵn sàng tự sát ngay tại chỗ nếu cưỡng chế. Họ không cưỡng chế ai khác, chỉ cưỡng chế mình gia đình tôi nên chỉ có lấy cái chết để giải oan cho mình”.

Được biệt căn biệt thự là tiền “mồ hôi công sức” của cả 2 vợ chồng từ thời trẻ. Vợ ông buôn bán kinh doanh nhiều mặt hàng. Còn ông Kỷ thì sau giờ làm tranh thủ đi chạy xe ôm thâu đêm tích góp.

Đến thời điểm hiện tại, căn biệt thự của Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk chạy xe ôm thâu đêm vẫn nằm hiên ngang, chưa được tháo dỡ.



Biệt thự Kon Tum – ông Phạm Thanh Hà

Cũng trong năm 2017, biệt thự ông Phạm Thanh Hà (TP Kon Tum) vị báo chí và người dân phản ánh do xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Ông Phạm Thanh Hà là Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Kon Tum, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy.

Tổng diện tích căn biệt phủ xây dựng giữa dãy cao su là 2000m2 nguy nga, đồ sộ và tráng lệ. Nội thất bên trong sử dụng nhiều đồ gỗ tự nhiên cao cấp.

biet-thu-ong-pham-thanh-ha
Biệt thự Phạm Thanh Hà

Theo thông tin từ ông Hà, căn biệt thự này đã được xây dựng từ năm 1991. Đến năm 2010, ông Hà đã làm đơn đề nghị chuyển 10000m2 đất nông nghiệp của khu biệt thự sang đất nông thôn. Song, chủ tịch xã lại khẳng định biệt phủ xây dựng trên đất nông nghiệp chưa được quy hoạch chuyển đổi.



Biệt thự “song sinh” của quan chức Hà Nam

Biệt thự song sinh của hai anh em ông Nguyễn Minh Hoàn và Nguyễn Đức Vượng – bí thư huyện Duy Tiên nằm tại khu đô thị Hòa Mạc huyện Duy Tiên là một trong những biệt thự quan chức khiến dư luận tỉnh Hà Nam nói riêng cảm thấy khó hiểu.

biet-thu-song-sinh-ha-nam
Biệt thự “song sinh” Hà Nam

Căn biệt thự nguy nga, tráng lệ của hai anh em ông được xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ điển Pháp với mái đỏ tươi, tường sơn màu vàng. Các chi tiết kiến trúc được thiết kế xây dựng tỉ mỉ, cầu kỳ, tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn thiết kế biệt thự. Trông từ xa, 2 căn biệt thự này không khác gì một lâu đài tráng lệ.

Tuy vậy, theo chủ tịch UBND huyện Duy Tiên, 2 căn biệt thự này đều được kê khai trong tài sản nên không có dấu hiệu sai phạm.



Biệt thự trên đồi thông Lạng Sơn

Biệt thự trên đồi thông của ông Nguyễn Thế Tuy – nguyên phó Bí thư tỉnh ủy Lạng Sơn đứng tên bà Hoàng Thị Nga (vợ ông) với tổng diện tích 5000m2. Phần đất xây dựng chiếm 500m2. Căn biệt thự nguy nga với chiếc cổng bằng đồng chắc nịch, lúc nào cũng đóng kín cùng với hàng rào thép gai, camera chi chít khó tiếp cận.

biet-thu-ong-nguyen-the-tuy
Biệt thự trên đồi thông Lạng Sơn

Theo chủ tịch UBND xã Mai Pha, toàn bộ khu đất mà ông Tuy xây biệt thự đều là đất lâm nghiệp. Còn theo tài liệu của  UBND TP.Lạng Sơn cung cấp, ông Nguyễn Thế Tuy xây dựng căn biệt thự trên đất trồng rừng sản xuất. Tới năm 2011, toàn bộ khu đất này đã được chuyển đổi sang đất ở. Thế nhưng các tài liệu chuyển đổi còn nhiều mập mờ chưa minh bạch.



Các biệt thự của quan chức tai tiếng khác

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều biệt thự quan chức để lại nhiều dấu hỏi cho dư luận như:

  • Biệt thự 50 tỷ đồng của ông Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Bí thư Quận ủy quận Bình Thạnh. Công trình nằm trên phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP. HCM.
biet-thu-ong-ngo-van-duc
Biệt thự ông Ngô Văn Đức
  • Biệt thự 40 tỷ đồng của ông Ngô Văn Đức, nguyên Chánh án tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh lộng lẫy nguy nga ngay giữa tuyến đường chính thu hút người dân.
  • Biệt thự khoảng 30 tỷ đồng của nguyên phó chủ tịch Hà Nội, ông Phí Thái Bình tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy với mặt tiền hướng ra phố Hoàng Ngân.
  • Biệt phủ của bí thư Đảng Ủy Công Ty Cổ Phần Gang Thép Thái Nguyên ông Trần Văn Khâm xây dựng theo lối kiến trúc cổ điển Pháp với các chi tiết cầu kỳ, tỉ mỉ.

(Bài viết được trích dẫn nguồn từ các trang báo: Zing, Vietnamnet, Dantri, Soha, Baomoi…)