9 Kinh nghiệm xây nhà trên núi đáng giá

kts-chiu-trach-nhiem-giam-sat

Xây nhà trên núi, biệt thự bám sườn đồi sẽ tăng độ khó lên gấp nhiều lần so với những dự án ở đồng bằng, địa hình phẳng. Vậy muốn sở hữu được một căn nhà đúng như sở nguyện lại đảm bảo các tiêu chí thẩm mỹ, thân thiện và an toàn, chủ nhà cần phải làm thế nào? Ở góc độ người trong cuộc, KTS Trần Hoàng đã tổng hợp những kinh nghiệm xây nhà trên núi quý báu để gửi đến gia chủ.

Hi vọng những kiến thức và chia sẻ tâm huyết của KTS Trần Hoàng sẽ giúp bạn đi đúng định hướng. Cuối cùng sở hữu được một ngôi nhà trên núi thực sự hoàn hảo.



Tổng hợp 9 kinh nghiệm xây nhà trên núi

Lựa chọn vị trí xây nhà phù hợp

Xây nhà trên núi không đồng nghĩa với việc bạn có thể đặt ngôi nhà của mình ở bất cứ vị trí nào. Mà vị trí phù hợp nhất sẽ được xem xét dưới góc độ phong thủy và tầm view, thực tế sử dụng.

kinh-nghiem-xay-nha-tren-nui

Theo đó, không nên làm nhà trên đỉnh núi. Vì khi ở đây, ngôi nhà sẽ hấp thụ toàn bộ năng lượng hướng vào nó, khó mà yên ổn. Cũng không nên làm nhà dưới chân núi. Thức nhất là các rủi ro về nước ngầm, sạt lở. Thứ 2, sườn núi dốc từ trước ra sau, ngôi nhà ít được sự hỗ trợ từ phía trước khiến cho năng lượng lao thẳng ra cửa trước, đi ra ngoài nhà. Thứ ba, nhà dưới chân dốc gần như không có tầm view đẹp, bao quát.

lua-chon-vi-tri-phu-hop

Xây nhà ở giữa lưng chừng đồi là thích hợp hơn nhà. Nhà được dựa vào địa hình. Tầm view phía trước rộng thoáng. Ngôi nhà ở đúng thế tọa sơn hướng thủy.

Ngoài ra, vị trí xây nhà còn phải tính toán đến lối vào, đường đi lại thuận tiện.



Phương án chống sạt lở, xói mòn

Xây nhà trên nền đất dốc, có mạch nước ngầm dễ bị xói mòn, trơn trượt, sạt lở. Gia chủ nên làm việc kỹ lưỡng với KTS, kiểm tra địa trắc, đánh giá, phân tích những mối nguy cơ tiềm ẩn để chuẩn bị phương án khắc phục.

chong-sat-lo-xoi-mon

Một lời khuyên cho gia chủ khi xây nhà trên sườn dốc là xây tường chắn an toàn ở dọc lối lái xe hoặc sát vách núi đã đào móng làm nhà. Trên địa hình có độ dốc lớn, tường chắn có thể sẽ phải cao, bề thế và chi phí đắt đỏ. Đôi khi những chi phí này khó mà thu hồi khi bán nhà trong tương lai. Nhưng lại tạo sự an toàn lâu dài.

Chi tiết hơn về vấn đề này, bạn xe thể xem ở bài viết: Biện pháp chống xói mòn đất ở vùng đồi núi khi xây nhà



Kiến trúc nhà

thiet-ke-kien-truc-nha-tren-nui

Xây nhà trên núi, kiến trúc nhà nương theo địa hình thay vì phá bỏ tính tự nhiên của địa hình. Song, nên xem xét đến hệ số độ dốc để tính toán thiết kế kiến trúc phù hợp. Độ dốc được tính dưới dạng %. Gia chủ có thể tham khảo một vài phương án thiết kế dưới đây:

  • Địa hình dốc 3%, được coi là địa hình bằng phẳng. Dễ dàng xây dựng, phong các và hình khối kiến trúc tương đối đa dạng.
  • Địa hình dốc trong khoảng 8%. Vẫn là một khối kiến trúc đa dạng nhưng hầu như không có tầng hầm.
  • Địa hình dốc từ 8 – 20%. Ngôi nhà dốc, có tầng hầm, nền móng được tính toán kỹ lưỡng, có biện pháp chống thấm.
  • Địa hình dốc trên 20%. Đây là loại địa hình tương đối khó xây dựng. Với độ dốc này, ngôi nhà cần được chia thành nhiều tầng bậc. Xung quanh có tường bao chắc chắn và bậc thang chống trượt đất.

Và có hàng trăm ý tưởng thiết kế nhà biệt thự trên núi. Bạn có thể tham khảo ở đây: https://thietkebietthu.info/biet-thu-doi/



Móng nhà – nền tảng quan trọng hơn cả

lam-mong-nha-tren-nui

Nhà trên núi nương theo độ dốc của địa hình sẽ có giá trị thẩm mỹ và giá trị sử dụng cao. Song đương nhiên việc thi công móng nhà cũng không hề đơn giản, hình dạng không đối xứng. Lựa chọn móng nhà sẽ quyết định đến sự ổn định độ bền của ngôi nhà. Vì vậy móng nhà trên núi của bạn cần đáp ứng tiêu chí:

  • Vững chắc trước tác động của gió lốc
  • Có khả năng chống xói mòn phía dưới
  • Có khả năng chống sụt lún
  • Móng phù hợp với địa hình hiểm trở, an toàn, nâng đỡ ngôi nhà một cách tốt nhất.
  • Lựa chọn vật liệu xây dựng móng phù hợp để chống tác động tiêu cực của độ ẩm.

Chi tiết hơn về vấn đề này, bạn xe thể xem ở bài viết: Các phương pháp gia cố nền móng áp dụng phổ biến



Hướng nhà

Lý do chính mà mọi người quyết định xây dựng nhà trên những lô đất có độ dốc lớn là để ngắm cảnh! Bạn không thể ngắm được một quang cảnh núi non thực sự ấn tượng nếu không lái xe lên núi trước. Bằng cách xây nhà trên một lô đất dốc, gia chủ giành được quyền “kiểm soát” cây cối xung quanh, mở ra tầm nhìn đẹp, bao quát và hưởng thụ. Vì vậy, chọn hướng cũng là kinh nghiệm xây nhà trên núi quan trọng gia chủ không thể bỏ qua.

chon-huong-nha-tren-nui

Hướng nhà trên núi cần đáp ứng các tiêu chí:

  • Hướng nhà có tầm view đẹp, bao quát tổng toàn cảnh. ít nhất góc nhìn phải rộng 180 độ, nếu được 360 độ thì sẽ tạo nên một kiệt tác tuyệt vời.
  • Chọn hướng của ngôi nhà phù hợp đảm bảo mức độ chiếu sáng thoải mái và giảm ảnh hưởng xấu của gió lốc.

Chi tiết hơn về vấn đề này, bạn xe thể xem ở bài viết: Thế tựa núi nhìn sông là gì?



Đường lái xe lên nhà

Xây nhà trên đồi, núi dốc đương nhiên đường lái xe cũng phải dốc để con người dễ dàng di chuyển.

Hệ thống thoát nước cho nhà trên núi

Nhà xây ở động bằng dễ ngập lụt do diện tích đất bị thu hẹp, cơ sở hạ tầng quá tải. Còn với nhà trên núi, nước mưa quá nhiều dễ gây xói mòn đất, thấm vào công trình, nền móng. Về lâu dài, nước ứ đọng xung quanh nhà có thể phá hủy vật liệu của tường và nên.

lam-thoat-nuoc-cho-nha-tren-nui

Vì vậy khi chuẩn bị xây nhà trên địa hình có độ dốc lớn, gia chủ và KTS cần phải lên phương án điều tiết dòng nước bằng cách sử dụng rãnh đất dọc theo chân tường. Hoặc bổ sung mương dẫn nước, cống thoát nước…

Nền đất ở xung quanh công trình nên được gia cố, nện chặt sau đó đổ sân bê tông hoặc cát xi để chống rửa trôi. Ngoài ra cũng có thể gia cố đất bên ngoài thêm bằng lưới địa hình kỹ thuật.



Kiểu mái nhà

mai-nha-cua-nha-tren-nui

Đối với nhà biệt thự trên sườn đồi, núi dốc, gia chủ nên ưu tiên chọn kiểu mái bằng. Trên đó tích hợp làm sân thượng, vườn sinh thái, khu vui chơi hoặc trồng cây xanh phủ kín mái. Nếu gia chủ có ý định trồng cây xanh trên mái nhà, hãy bàn bạc ngay với KTS. Vì KTS phải tính toán phân bổ tải trọng một cách chính xác cho nền móng, tường nhà. Đảm bảo độ chịu lực tốt cho nhất cho ngôi nhà.



Kinh nghiệm làm việc với kiến trúc sư khi xây nhà trên núi

Kiến trúc sư thực thụ không phải người cố moi tiền của gia chủ. Mà phải giúp gia chủ lập một kế hoạch hoàn chỉnh cho dự án của mình sao cho tối ưu chi phí, hài hòa giữa tiêu chí thẩm mỹ và công năng sử dụng. Thiết kế nhà biệt thự trên núi chắc chắn không thể thiếu vai trò của kiến trúc sư. Vì vậy, dưới đây KTS Trần Hoàng gợi ý một vài TIP quan trọng giúp quá trình làm việc của chủ nhà và KTS đạt đến thành công tốt nhất.

Xác định phạm vi công năng của dự án kiến trúc

uu-diem-khi-thue-kts-thiet-ke-nha-tren-nui

Bạn muốn ngôi nhà trên núi của mình có những khu vực chức năng như thế nào? Hãy xem xét và liệt kê nó ra một cách đầy đủ, chi tiết trước khi gặp gỡ KTS. Một số gợi ý:

  • Vị trí của căn nhà, địa hình ra sao
  • Quy mô dự kiến
  • Sân vườn, tiểu cảnh
  • Hồ bơi (hoặc hồ bơi vô cực ngoài trời, trên sân thượng)
  • Công năng sinh hoạt chung: phòng khách, bếp, tầng hầm, phòng sinh hoạt chung, sân thượng, vườn trên sân thượng, khu vực chill thư giãn…
  • Công năng sinh hoạt riêng tư: phòng ngủ bao nhiêu phòng? Bố cục phòng như thế nào? Trong đó sẽ có những gì?
  • Khả năng chiếu sáng trong nhà, ngoài nhà
  • Yếu tố thiên nhiên cần được thêm thắt như thế nào? Vào đâu?…



Hãy coi chừng yếu tố nghệ sĩ của KTS

Thiết kế nhà với kiến trúc sư sẽ không tránh khỏi một số rắc rối, trước hết là về mặt ý tưởng. Một KTS thực thụ họ sẽ có phong cách thể hiện riêng biệt để lưu lại dấu ấn. Đó cũng là yếu tố nghệ sĩ của một chuyên gia thiết kế kiến trúc thực thụ. Chủ nhà cần phải tìm người “đúng gu” để tránh mất thời gian, công sức, tiền của. Tất nhiên ở đây không tính đến trường hợp nhiều KTS trẻ cố gắng diễn họa 3D thật đẹp mà lại phi thực tế.

sang-tao-cua-kien-truc-su

Minh chứng rõ nhất mà Kiến trúc Tây Hồ từng có cơ hội làm việc chính là dự án biệt thự bám sườn đồi của anh chị Tường Lê tại Hòa Lạc. Gia chủ đã mất hơn 1 năm, làm việc với 4 đơn vị thiết kế. Hoành tráng có, cổ điển trang trọng có nhưng vẫn chưa tìm được điểm chung, chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng. Mãi đến khi tiếp cận với KTS Đoàn Tú và có bản vẽ 3D mình chứng, họ mới thở phào nhẹ nhõm.



KTS sáng tạo: Hãy cho họ tự do

Tuy cần phải coi chừng yếu tố nghệ sĩ của KTS nhưng bản chất họ làm trong ngành sáng tạo. Vì vậy, gia chủ nên cho KTS không gian sáng tạo. Đừng cố gắng bắt ép họ phải nhất nhất làm theo ý của mình. Vì nếu như vậy, không phải bạn đang thuê KTS mà thuê người diễn họa ý tưởng của mình. Song để không quá sa đà, hãy đảm bảo rằng bạn giải thích tất cả những gì mình mong muốn cho KTS.

KTS chịu trách nhiệm soạn thảo kế hoạch – Đó là vai trò của họ

KTS chịu trách nhiệm soạn thảo bản kế hoạch mặt bằng, kết cấu, kỹ thuật điện nước và cả ảnh 3D. Đây là chìa khóa quan trọng giúp chủ nhà xác định quy mô, khối kiến trúc, yếu tố thẩm mỹ, công năng sử dụng, vật liệu và cả ngân sách đầu tư. Xây nhà trên núi, bản vẽ kết cấu, mặt bằng, công năng còn phải tính toán đến yếu tố an toàn, hạn chế tác động đến cảnh quan xung quanh.

Quan trọng nhất, hồ sơ được thiết kế bởi KTS là tài liệu quan trọng để bạn làm các thủ tục xin cấp phép xây nhà. Đồng thời, hướng dẫn đơn vị thi công sao cho đúng với những gì mình mong muốn.



KTS nên tư vấn về đồ đạc và kiến trúc

“Kiến trúc và đồ đạc” là những gì tạo nên đặc điểm của ngôi nhà. Nhưng phạm vi lựa chọn là vô tận. Nếu bạn có ít hoặc không có kinh nghiệm lựa chọn, nên để KTS tư vấn. Ít nhất là gợi ý một số mẫu mã, phong cách, chất liệu và cả địa điểm mua đồ.

KTS chịu trách nhiệm lựa chọn nhà thầu quản lý

Biệt thự trên núi, bám sườn đồi là dự án lớn, nhiều thời gian, công sức và chi phí. Mặt khác, quy trình xây dựng cũng có những yêu cầu khắt khe hơn. Vì vậy vai trò của nhà thầu thi công cực kỳ quan trọng. Bởi nếu tay nghề thợ yếu, làm việc qua loa, không sát sao thì dễ dẫn tới những “thảm họa xây dựng” không đáng có cho công trình của mình.

kien-truc-su-tu-van-thiet-ke-nha-tren-nui

Trong trường hợp gia chủ không làm trong ngành xây dựng, có thể xem xét phương án thuê đơn vị thiết kế thi công trọn gói. Khi đó, KTS sẽ chịu trách nhiệm lựa chọn nhà thầu quản lý. Bởi vì hầu hết những nhà thầu có kinh nghiệm sẽ luôn hướng tới việc duy trì mối quan hệ tốt với KTS. Và KTS cũng sẽ biết đâu là đơn vị uy tín nên lựa chọn sau quá trình hợp tác.



KTS phải có trách nhiệm giám sát tác quyền tổng thể dự án

Nếu như bạn tự thuê một đơn vị giám sát và thi công khác, KTS vẫn có vai trò giám sát tác quyền tổng thể dự án cho đến khi hoàn thiện. Bởi vì từ bản vẽ trên giấy đến thi công thực tế có thể phải điều chỉnh vài chỗ. KTS phải theo sát tiết độ để kịp thời điều chỉnh với chủ nhà. Ngoài ra, giám sát tác quyền còn đảm bảo nhà thầu đang làm đúng những gì chủ nhà và KTS đã thống nhất.

kts-chiu-trach-nhiem-giam-sat

Bên cạnh đó, gia chủ cũng nên lắng nghe ý kiến của KTS khi họ đưa ra đề xuất giúp dự án thực hiện đúng tiến độ. Trên thực tế, một kiến ​​trúc sư thực thụ, giàu kinh nghiệm thậm chí phải giúp bạn hiểu đúng đắn về những phần nào bạn có thể chi trả một cách hợp lý; những phần nào sẽ đẩy chi phí lên cao. Từ đó đưa ra kiến giải phù hợp để đảm bảo công trình hoàn thiện trong khoảng ngân sách dự trù.



Kết luận

Nhà biệt thự trên núi tuy tốn công, tốn sức, tốn tiền của. Nhưng chắc chắn thành quả thụ hưởng sẽ xứng đáng. Bởi ai lại không muốn thư giãn mỗi ngày với khung cảnh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ?

Những kinh nghiệm xây nhà trên núi được KTS Trần Hoàng tổng hợp qua kinh nghiệm làm nghề thực tế và kiến thức chuyên môn. Nó không phải barem đúng với tất cả các địa hình, mà ít nhiều linh hoạt tùy vào tình hình thực tế. Song, đây vẫn là kiến thức quan trọng giúp gia chủ có cái nhìn tổng quát nhất trước khi hiện thực hóa ngôi nhà bám sườn đồi của mình trong tương lai.