Biệt thự 99 cửa và những Bí ẩn đồn đoán

biet-thu-99-cua-sai-gon

Căn biệt thự 99 cửa tồn tại hơn 1 thế kỷ được xây dựng theo lối kiến trúc Đông – Tây kết hợp không chỉ độc đáo ở các đường nét thiết kế kiến trúc mà còn gắn liền với nhiều điều bí ẩn và các thế hệ người dân Sài Thành.

biet-thu-99-cua-anh-1

Biệt thự 99 cửa ở đâu?

Biệt thự 99 cửa hiện nay tọa lạc tại số 97A Phó Đức Chính (quận 1, TP HCM), cách chợ bến thành khoảng 200m với tổng diện tích rộng hơn 4.000m2.

biet-thu-99-cua-anh-8

Đây là dinh thự đồ sộ của gia đình ông Hứa Bổn Hòa (người dân Sài Gòn quen gọi là Chú Hỏa) – một trong “Tứ đại hào phú” nức tiếng cuối thế kỷ 19.

hua-bon-hoaHứa Bổn Hòa

Chú Hỏa là một trong người giàu có nhất miền Nam Việt Nam và là một người có tấm lòng hướng ra cộng đồng. Các giai thoại kể lại rằng, ông Hứa Bổn Hòa từng đi từ đôi bàn tay trắng trở thành người nhặt ve chai và dần dần vươn lên trở thành đại gia sở hữu khối tài sản khổng lồ nhờ khả năng làm kinh tế giỏi. (nguồn: https://vi.wikipedia.org).

Về cuối đời, ông mong muốn hoàn thiện một căn nhà chung để toàn bộ con cháu trở về quây quần, chung sống. Thế nhưng tâm nguyện chưa hoàn thành thì năm 1901 ông đã mất. Mãi đến năm 1929 căn biệt thự theo di nguyện của ông mới được khởi công xây dựng và hoàn thiện 5 năm sau đó do một kiến trúc sư người Pháp – Rivera thiết kế.

biet-thu-99-cua-anh-2

Biệt thự 99 cửa là một trong những minh chứng rất rõ cho thấy sự giao thoa hòa giữa kiến trúc Đông Tây. Trong đó, Art-Deco là phong cách chủ đạo. Đây cũng là xu hướng thiết kế nhà ở được ưa chuộng nhất trong những thập niên đầu của thế kỳ XX. Căn nhà được xây dựng kiên cố hình chữ U, dùng bê tông cốt thép chắc chắn với tổng cộng 4 tầng. Hệ thống mái lợp ngói âm dương,tường nhà dày từ 40 – 60m.

biet-thu-99-cua-anh-3

Kiến trúc cuốn vòm ở ngay khu vực sảnh chính được kiến trúc sư thiết kế vô cùng độc đáo. Bên trên vòm được cách điệu 3 cức H.B.H là ký hiệu viết tắt tên ông Hứa Bổn Hòa.

Sau lớp cửa mang đậm kiến trúc phương Tây thì khi bước vào trong, ta sẽ nhìn thấy ngay câu đối chữ Hán và những hoa văn chữ Vạn in trên cửa sổ tròn của tòa nhà.

biet-thu-99-cua-anh-4

Tổng thể ngoại thất của tòa biệt thự được thiết kế đăng đối với 2 dãy nhà ngang và 2 dãy nhà dọc khép kín tạo thành một khoảng trống giếng trời để tận thu ánh sáng làm cho không gian trong nhà ngập tràn ánh nắng tự nhiên.

biet-thu-99-cua-anh-7

Biệt thự nhà họ Hứa có quy mô rộng lớn, hệ thống phòng ốc đồ sộ với tổng cộng 99 cửa. Trước đó, bản vẽ kiến trúc có 99 cửa nhưng khi xét duyệt, viên toàn quyền Pháp đã buộc phải yêu cầu bỏ 1 cửa và không cho phép mở cửa cổng chính vì cổn chính nhà họ Hứa lớn hơn cổng Dinh Toàn Quyền.

biet-thu-99-cua-anh-5

Gạch men, gạch hoa nhiều màu sắc, họa tiết được sử dụng rất linh hoạt ở từng không gian của biệt thự tạo cảm giác gần gũi mà vẫn không kém phận tráng lệ, sang trọng.

biet-thu-99-cua-anh-6

Vào đầu thế kỷ XX, đây được xếp hạng là căn biệt thự xa hoa bậc nhất tại Việt Nam. Biệt thự 99 cửa là công trình đầu tiên mang chiếc thang máy phương Tây vào Việt Nam. Là sản phẩm của phương Tây thế nhưng nó mang rất nhiều dấu ấn văn hóa Việt. Chiếc thang máy được làm bằng gỗ tự nhiên, bên trong có chạm trổ, trang trí và lắp đèn giống như một chiếc kiệu của quan người Việt.

Bi kịch của nhà họ Hứa và giai thoại về con ma nhà họ Hứa

Căn biệt thự 99 cửa ở Sài Gòn cũng nhuốm màu liêu trai với nhiều giai thoại được người dân xung quanh thêu dệt cả thể kỷ cho đến hiện nay. Trong số đó, giai thoại về con ma nhà họ Hứa để lại nhiều ẩm ảnh, nghi hoặc nhất.

Ông Hứa có người con gái út là Hứa Tiểu Lam được ông hết mực cưng chiều. Nhưng đang độ xuân sắc, cô gái này lại bị mắc bệnh phong cùi – là bệnh vô phương cứu chữa. Ông Hứa không muốn để lộ ra ngoài nên đã nhốt cô ở căn phòng tối trên tầng cao nhất và cho người cơm nước hằng ngày mặc cho cô đã gào thét thảm thiết.

biet-thu-99-cua-anh-9

Một thời gian sau cô qua đời, ông Hứa đã đặt thi hài tiểu thư vào quan tài bằng đá có nắp bằng kính trong suốt rất dày, cho người cơm nước hàng ngày như khi còn sống.

biet-thu-99-cua-anh-10

Đến ngày giỗ, trong căn phòng tối, u ám, bà giúp việc đã hét toáng và chạy xuống nhà, miệng luôn mồm “Cô chủ về! Cô chủ về”. Biết chuyện chẳng lành, đồng Hứa đã đem cô đi chôn cất ở một nơi xa. Thế nhưng đêm về, căn phòng tối của cô tiểu thư xấu số vẫn có tiếng gào khóc thảm thiết.

biet-thu-99-cua-anh-11

Tìm vệ sự thật, thứ nhất căn biệt thự 99 cửa được xây dựng trên nền biệt thự cũ của gia đình. Do đó, không có căn phòng của tiểu thư Hứa Tiểu Lam. Thứ hai, nhiều tài liệu viết ông Hứa chỉ có 3 người con trai chứ không có con gái. Đến nay, câu chuyện tiểu thư nhà họ Hứa bị bệnh phong cùi vẫn được dân gian thêu dệt lên nhiều dị bản, thêm bớt tình tiết. Các sự thật về cô tiểu thư xấu số này có lẽ cũng đã được chôn sâu cùng với ông Hứa Bổn Hòa sau hơn 1 thế kỷ.

biet-thu-99-cua-anh-12

Sau năm 1975, gia tộc họ Hứa chuyển sang Pháp sinh sống. Đến năm 1987, biệt thự 99 cửa được dùng làm nhà Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM và mở cửa cho khách tham quan, triển lãm. Bảo tàng mở cửa từ 9h sáng đến 17h tối hàng ngày.