Condotel là một xu hướng đầu tư bất động sản phổ biến trên thế giới nhưng còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Vậy cụ thể, Nhà ở condotel là gì? Loại hình này có đặc điểm như thế nào? Vận hành ra sao? Mang lại lợi ích gì cho chủ sở hữu và cá nhân khi đầu tư? Hành lang pháp lý của condotel được quy định như thế nào? TẤT TẦN TẬT thắc mắc trên sẽ được thietkebietthu.info giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nhà ở condotel là gì?
Condotel là từ viết tắt của Condominium (căn hộ chung cư) và Hotel (khách sạn). Đây là loại hình khách sạn căn hộ hoặc căn hộ khách sạn; căn hộ nghỉ dưỡng; căn hộ du lịch. Sản phẩm mang lợi ích kép về đầu tư – nghỉ dưỡng – cho thuê – trao đổi để tạo ra tổ hợp chuỗi giá trị trong một sản phẩm. Nói cách khác, nhà ở condotel là một loại hình bất động sản kinh doanh mang lại lợi nhuận.
Condotel có đặc điểm gì?
- Chủ sở hữu có thể sử dụng để phục vụ cho các kỳ nghỉ dưỡng ngắn ngày của gia đình, bạn bè (từ 1 – 3 tháng).
- Chủ sở hữu có thể cho khách du lịch thuê lưu trú ngắn hạn trong căn hộ.
- Chủ sở hữu phải tuân theo các quy định, điều khoản của tòa nhà. Đồng thời chịu trách nhiệm cho tất các khoản phí bảo trì và phí cho đơn vị của họ.
- Ban quản lý sẽ cung cấp các tiện nghi cho khách lưu trú ngắn ngày và chủ sở hữu.
- Condotel thường được xây dựng ở những nơi mà thị trường du lịch nghỉ dưỡng phát triển; địa thế thuận lợi; là nơi mà nhiều người có xu hướng lựa chọn để nghỉ ngơi, thư giãn trong các kỳ nghỉ ngắn ngày của mình.
Hình thức hoạt động của condotel
Là một loại hình bất động sản “lai” giữa căn hộ chung cư và khách sạn, Condotel vừa có các hoạt động của một khách sạn; lại vừa đảm bảo các chức năng giống một căn hộ chung cư. Cụ thể:
- Condotel hoạt động như một khách sạn vì:
- Có đầy đủ tổ hợp dịch vụ khách sạn như: bể bơi, xông hơi, phòng gym, bar, nhà hàng, cửa hàng, hội họp, spa, dịch vụ phòng 24/24.
- Có hệ thống đặt phòng chuyên nghiệp.
- Condotel có chức năng như một căn hộ chung cư vì:
- Condotel được thiết kế với đầy đủ các tiện ích của một căn hộ cao cấp: phòng khách, bếp, phòng ngủ… Khách du lịch hoàn toàn có thể trải nghiệm một cuộc sống thoải mái như đang ở nhà mình.
Như đã nói, condotel là “con lai”. Vì thế, loại hình lưu trú này không mang 100% đặc điểm của khách sạn hay 100% đặc điểm của căn hộ chung cư.
Condotel khác khách sạn như thế nào?
Condotel khác khách sạn ở chỗ loại hình nghỉ dưỡng này chia thành rất nhiều căn hộ độc lập. Những khách hàng của condotel được mua hoàn toàn quyền sở hữu căn hộ đó để phục vụ mục đích cho thuê hoặc nghỉ dưỡng. Trong khi khách sạn lại chia thành từng phòng và chịu sự quản lý chung của chủ đầu tư khách sạn.
Condotel khác chung cư như thế nào?
Condotel khác căn hộ chung cơ ở chỗ:
- Chung cư có thể ở lâu dài, có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú. Condotel chỉ phục vụ nghỉ dưỡng ngắn ngày, không cấp hộ khẩu thường trú.
- Condotel có một đơn vị riêng chịu trách nhiệm điều hành và quản lý việc cho thuê lại cũng như các hoạt động hàng ngày của condotel.
- Condotel cũng khác căn hộ vì nó hoạt động theo mô hình timeshares – chia sẻ lợi nhuận.
- Căn hộ khách sạn ưu tiên phát triển ở những nơi có bất động sản nghỉ dưỡng phát triển mạnh mẽ, tiềm năng du lịch lớn.
Condotel và officetel giống và khác nhau như thế nào?
Officetel là mô hình bất động sản kết hợp giữa văn phòng cho thuê và khách sạn. Giữa condotel và officetel có những điểm giống – khác như sau:
Điểm giống nhau giữa condotel và officetel
- Đều là “lai” giữa 2 loại hình bất động sản riêng biệt và khá mới mẻ ở Việt Nam. Từ đó mang lại trải nghiệm mới mẻ, tiện nghi cho khách hàng sử dụng cuối cùng.
- Được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt nhất. Có hệ thống các tiện ích xung quanh tòa nhà.
- Được quản lý, điều hành, sửa chữa bảo trì bởi một đơn vị chịu trách nhiệm riêng.
- Đều có giới hạn thời gian về quyền sở hữu (tối đa 50 năm)
- Chủ sở hữu căn hộ trong khu bất động sản phải đóng phí bảo trì bảo dưỡng cho đơn vị quản lý.
Điểm khác nhau giữa condotel và officetel
Tiêu chí | Condotel | Officetel |
Vị trí | Thường được xây dựng ở những nơi có du lịch phát triển, thu hút nhiều khách lưu trú. | Thường được xây dựng trong các thành phố lớn, phát triển; giao thông thuận lợi; ở những nơi có nhiều công ty, văn phòng. |
Mục đích sử dụng | Cho khách du lịch thuê trong thời gian ngắn ngày.
Chủ sở hữu sử dụng làm nơi nghỉ dưỡng cho gia đình trong thời gian ngắn ngày. |
Cho công ty, văn phòng thuê để làm văn phòng
Thuê để làm nhà ở lâu dài. Hoặc có thể kết hợp cả văn phòng và nhà ở. |
Thủ tục quản lý hành chính | Ban quản lý đăng ký tạm trú ngắn ngày cho khách lưu trú. | Chủ sở hữu đăng ký tạm trú
Thuê để không được đăng ký hộ khẩu thường trú. |
Hình thức sở hữu | Không được đăng ký kinh doanh
Không phát sinh đơn vị ở |
Được phép đăng ký kinh doanh
ĐƯợc lưu trú và không phát sinh đơn vị ở |
Thiết kế xây dựng | Đạt tiêu chuẩn vận hành như một văn phòng hạng A+, khách sạn 5*.
Diện tích: 30 – 70m2 |
Đạt tiêu chuẩn vận hành như một khách sạn 5*.
Diện tích: 30 – 50m2 |
Tiềm năng sinh lợi nhuận | Tỷ suất lợi nhuận trung bình đạt từ 12 – 15%/năm.
Tiềm năng sinh lời cao hơn do đa mục đích sử dụng. |
Tỷ suất lợi nhuận trung bình đạt từ 8 – 10%/năm.
Tiềm năng sinh lời cao, nhưng sẽ bị phụ thuộc rất lớn vào đơn vị vận hành, quản lý. |
Giá bán | Tương đương với giá của căn hộ cao cấp trong khu vực. Giá sẽ phụ thuộc vào chất lượng công trình. | Giá bán cao hơn rất nhiều so với giá trị thật của công trình. |
Bài viết liên quan: Có nên mua biệt thự nghỉ dưỡng không?
Condotel có được cấp sổ đỏ không? Các vấn đề pháp lý
Pháp luật quy định về khái niệm condotel
Điều 48 của Luật du lịch năm 2017 quy định: căn hộ du lịch (condotel) là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch. Việc kinh doanh trong các căn hộ du lịch sẽ thuộc loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch – nằm trong nhóm kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống. Điều này được quy định trong Danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam có quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 đi kèm.
Thời hạn sử dụng condotel là bao lâu?
Condotel là đất kinh doanh dịch vụ thuộc loại đất thương mại, dịch vụ. Vì thế, thời hạn sử dụng condotel được xem xét trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, nhưng không vượt quá 50 năm. Vấn đề này được quy định rất rõ trong Khoản 3 Điều 126 Luật Đất Đai 2013.
Condotel có sổ đỏ không?
Theo quy định mới nhất, condotel có thể được cấp cấp sổ đỏ nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Xây dựng, Luật đất đai và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận sẽ được thực hiện theo quy định tại:
- Điều 70, Điều 79 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
- Điều 8, Điều 9 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT
- Khoản 8 Điều 6 của Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP
Tuy nhiên trên thực tế, quá trình cấp sổ đỏ của condotel ở các tỉnh thành còn gặp nhiều bất cập. Một số trường hợp chưa thực hiện việc cấp sổ đỏ cho bất động sản nghỉ dưỡng. Số khác lại cấp nhưng chưa đúng quy định.
Để giải quyết vướng mắc trên, ngày 23/6/2022 Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất sửa đổi tại dự thảo Nghị định sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai. Theo đó:
- Bổ sung khoản 5 điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có mục đích lưu trú theo quy định Pháp luật trên đất thương mại dịch vụ.
- Bổ sung 01 Điều (Điều 72) về trình tự, thủ túc thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận với các trường hợp trên.
Ai là người sở hữu những dự án condotel?
Hiện nay, những dự án condotel đang được sở hữu bởi 2 nhóm chính, gồm:
- Nhà đầu tư: Là nhóm khách hàng có nhu cầu mua căn hộ du lịch để đầu tư sinh lợi nhuận. Theo đó, condotel hấp dẫn họ bởi khả năng thu hồi vốn nhanh.
- Khách du lịch, doanh nhân có mức thu nhập trung lưu: Là nhóm khách hàng có nhu cầu mua hoặc thuê căn hộ du lịch để hưởng thụ, tận hưởng kỳ nghỉ đẳng cấp thương lưu trong ngôi nhà có tiện ích đầy đủ, giá cả phải chăng.
Vấn đề mua, bán condotel như thế nào?
Do hành lang pháp lý của condotel vẫn còn nhiều lỗ hổng nên việc cấp sổ đỏ, sổ hồng cho nhà ở condotel gặp không ít khó khăn. Trường hợp chủ sở hữu không có những giấy tờ này thì việc chuyển đổi, chuyển nhượng, mua bán, tặng cho, thừa kế, thế chấp, góp vốn… cũng gặp nhiều hạn chế, thậm chí là không thực hiện được.
Vấn đề bảo trì condotel
Condotel sẽ được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ bởi ban quản lý & vận hành chịu trách nhiệm. Chủ sở hữu sẽ chịu trách nhiệm chi trả phí cho đơn vị quản lý cho đơn vị này.
Condotel có được ở không?
Theo quy định, condotel có thể dùng để ở. Nhưng chỉ phục vụ trong lưu trú trong thời gian ngắn ngày, tối đa là từ 1 – 3 tháng. Condotel không được cư trú lâu dài. Gia đình sở hữu cũng không được cấp hộ khẩu thường trú. Bởi vì dự án được xây dựng trên đất thương mại dịch vụ chứ không phải xây dựng trên đất thổ cư.
Về bản chất, căn hộ khách sạn vẫn là một sản phẩm lưu trú nghỉ dưỡng, góp phần phát triển kinh tế và du lịch. Do đó, nó được kỳ vọng để đầu tư sinh lời hơn là để ở lâu dài. Tỷ suất lợi nhuận có thể đạt trung bình trên 20%, thậm chí là lớn hơn. Khung pháp lý cho condotel cũng đang dần được hoàn thiện và rõ ràng, giúp khách hàng mạnh dạn hơn khi đầu tư.
Condotel – những lợi ích và rủi ro
Có nên đầu tư condotel hay không? Để trả lời câu hỏi trên, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về lợi ích cũng như rủi ro tiềm ẩn khi đầu tư vào loại hình BĐS này.
Lợi ích kép của mô hình condotel
Condotel là mô hình bất động sản mới phát triển ở Việt Nam. Đây được đánh giá là một bước tiến mới, mang lại lợi ích kép cho chủ sở hữu về đầu tư – nghỉ dưỡng – cho thuê – trao đổi để tạo ra tổ hợp chuỗi giá trị trong một sản phẩm.
Căn hộ khách sạn có đầy đủ tiện nghi, cao cấp; đặt tại vị trí đắc địa, du lịch phát triển. Từ đó mờ ra lợi nhuận cao cho chủ sở hữu khi kinh doanh cho thuê lưu trú, nghỉ dưỡng. Tỷ suất lợi nhuận trung bình có thể đạt từ 8 – 10%/năm. Đây được coi là mức cao so với đầu tư forex; vàng và USD; đất nền.
Nhu cầu lựa chọn căn hộ khách sạn cao cấp làm điểm dừng chân nghỉ dưỡng ngày một tăng cao. Vì thế, chủ sở hữu hoàn toàn có thể yên tâm về thời gian thu hồi vốn. Ước tính khi công suất hoạt động tối đa, chủ sở hữu căn hộ condotel có thể thu hồi cả vốn lẫn lãi chỉ trong thời gian chưa đến 10 năm.
Rủi ro khi đầu tư vào condotel
Rủi ro nhất khi đầu tư vào condotel là hành lang pháp lý chưa rõ ràng. Mặc dù theo quy định của Pháp luật, loại hình căn hộ này được cấp sổ hồng nhưng thực tế việc triển khai lại gặp nhiều khó khăn. Việc mua bán giữa đơn vị quản lý và các chủ sở hữu chỉ dừng lại ở “HỢP ĐỒNG MUA BÁN”. Trường hợp môi giới không uy tín, người mua có thể mất cả chì lẫn chài.
Ngoài ra, việc định đoạt, chuyển giao quyền sở hữu cũng phải phụ thuộc vào người bán thông qua các thủ tục xin nhác nhận. Thời gian giải quyết, chi phí giải quyết… tất cả điều phục thuộc vào chủ đầu tư.
Chủ đầu tư làm ăn thua lỗ, bị tố cáo, kiện tụng thụ kiện phải có nghĩa vụ bồi thường hoặc thi hành án… thì cơ quan thi hành án sẽ kê biên tài sản bao gồm cả condotel đang sở hữu. Công trình condotel có thể bị cơ quan có thẩm quyền kê biên bán đấu giá nếu trường hợp chủ đầu tư mắc nợ. Lúc này, quyền lợi của người mua không ai có thể đảm bảo.
Không loại trừ khả năng chủ đầu tư đã đem toàn bộ công trình condotel đi thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng. Tương tự, quyền lợi của người mua căn hộ du lịch sẽ không còn được đảm bảo.
Như vậy, kinh nghiệm khi đầu tư condotel là:
- Tìm đối tác uy tín, tìm hiểu kỹ lưỡng hạng mục trước khi quyết định.
- Ưu tiên chủ đầu tư có tài chính vững mạnh, tránh rủi ro thế chấp hoặc đóng băng dự án.
- Chủ đầu tư phải có sự cam kết rõ ràng về lợi nhuận và các vấn đề liên quan.
Kết luận
Xu hướng phát triển condotel ở Việt Nam đang nhìn thấy ngày càng rõ ràng. Trong đó phải kể đến các dự án như: Condotel Havana Nha Trang; condotel A La Carte Đà Nẵng; Olalani Resort and Condotel; Vinpearl Condotel Phú Quốc; Condotel Grand World Phú Quốc; New Life Tower condotel Hạ Long… Có thể khẳng định căn hộ condotel sở hữu nhiều tiềm năng sinh lời vượt trội từ cả thiết kế, dịch vụ cho đến chính sách kích cầu của du lịch từ Chính Phủ Việt Nam.
Condotel là gì? Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết, đầy đủ nhất về loại hình condotel. Hy vọng sẽ là “tài liệu tham khảo” hữu ích cho nhà đầu tư khi có ý định tìm hiểu và đầu tư vào căn hộ du lịch condotel.