Thiết kế biệt thự luôn tuân theo những quy chuẩn thiết kế riêng để các KTS và chủ nhà dựa vào đó lên phương án thiết kế kiến trúc, thiết kế công năng, giám sát thi công, nghiệm thu. Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở biệt thự là một sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp kiến trúc, tính thẩm mỹ, tính tiện nghi, và sự bảo vệ môi trường. Nó không chỉ là nơi ẩn chứa của gia đình mà còn là biểu tượng thể hiện đẳng cấp và phong cách sống của chủ nhân. Vậy tiêu chuẩn thiết kế nhà ở biệt thự bao gồm những gì? Hãy cùng Kiến trúc Tây Hồ tham khảo bài viết dưới đây.
Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở biệt thự gồm những gì?
Biệt thự là không gian sống cao cấp dành cho các gia đình có thu nhập kinh tế cao. Khái niệm về biệt thự, bạn có thể xem thêm ở đây. Do đó, từ tổng thể cho đến từng chi tiết nội ngoại thất, đồ dùng đề phải đạt tiêu chuẩn thẩm mỹ, chất lượng, độ bền và tiện nghi.
Tính tới năm 2024, tiêu chuẩn chung khi thiết kế nhà biệt thự là phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Thiết kế nhà ở biệt thự đòi hỏi sự tinh tế và chú trọng đến từng chi tiết để tạo nên một không gian sống lý tưởng cho chủ nhân. Tiêu chuẩn thiết kế chính là bản đồ lộ trình cho các kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất để xây dựng một căn biệt thự đẹp mắt và hiện đại, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ và tiện nghi.
- Một trong những yếu tố quan trọng của tiêu chuẩn thiết kế nhà ở biệt thự là kết cấu. Các bản vẽ kỹ thuật và công nghệ xây dựng phải tuân theo các tiêu chuẩn an toàn và đảm bảo tính ổn định cho ngôi nhà trong nhiều năm sau đó. Sự bền vững của vật liệu xây dựng và hệ thống chi tiết đảm bảo cảm giác an tâm và chắc chắn cho gia đình cư trú.
- Bên cạnh đó, tiêu chuẩn thiết kế cũng liên quan đến việc sắp xếp các phòng chức năng trong căn nhà. Các không gian sống, phòng ngủ, phòng tắm, và nhà bếp cần được bố trí hợp lý và thuận tiện, đảm bảo tính tiện ích và thoải mái cho cư dân. Ngoài ra, việc tích hợp các yếu tố xanh như khu vườn, sân thượng, hay hệ thống thông gió tự nhiên cũng là một phần quan trọng trong tiêu chuẩn thiết kế nhà ở biệt thự, nhằm tạo nên môi trường sống gần gũi với thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- Tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm nước cũng được xem là tiêu chuẩn thiết kế quan trọng trong nhà ở biệt thự. Sử dụng các giải pháp công nghệ hiện đại như hệ thống năng lượng mặt trời, cách nhiệt và cách âm tốt giúp giảm thiểu tác động đến môi trường và tiết kiệm chi phí cho cư dân.
Tiêu chuẩn về quy mô thiết kế biệt thự
Hiện nay loại hình biệt thự đã trở nên đa dạng hơn. Có rất nhiều kiểu biệt thự. Bài viết chi tiết mời bạn tham khảo: Các kiểu kiến trúc biệt thự hiện nay. Không chỉ có biệt thự sân vườn ở ven đô mà còn có khu biệt thự đô thị hoặc biệt thự nằm xen kẽ giữa các khu nhà lớn. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo mật độ xây dựng biệt thự đơn lập tối đa không được vượt quá 50%. Mật độ xây dựng biệt thự song lập tối đa không được vượt quá 55%.
Về số tầng, không tính tầng lửng, tầng hầm thì biệt thự cao tối đa là 3 tầng.
Về diện tích, biệt thự phải nằm trong khu quy hoạch chung của thành phố, diện tích đất Skđ ≥ 300m2 và có mặt tiền không hẹp hơn 12m. Trong đó, biệt thự ở khu vực đất ven đô thường có diện tích Skđ = 400-600m2.
Tiêu chuẩn thiết kế các không gian của biệt thự
Biệt thự tích hợp nhiều không gian chung và riêng khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện tài chính, nhu cầu sử dụng và quỹ đất của mỗi gia đình mà các không gian đó sẽ bao gồm: phòng khách, phòng ăn, bếp nấu, phòng ngủ, phòng nghe nhạc, thư viện, khu vực cầu thang, phòng thể thao, phòng học con cái, phòng sinh hoạt chung, phòng thờ, khu vệ sinh… Yêu cầu trong thiết kế các không gian của nhà ở biệt thự như sau:
Phòng khách
Phòng khách biệt thự là không gian có diện tích lớn, được sử dụng để làm nơi sinh hoạt chung của gia đình và đón tiếp khách đến chơi nhà. Do đó thiết kế phòng khách phải đảm bảo tính lịch sự, trang trọng. Đồng thời còn thể hiện được cá tính của gia chủ.
Cách lựa chọn và bố trí nội thất phòng khách biệt thự phải gắn liền với phong cách thiết kế đã định hình chung của biệt thự. Ở đây không nên bày biện qua nhiều chi tiết dễ tạo cảm giác rối mắt. Thay vào đó hãy trưng bày những vật dụng có giá trị thẩm mỹ cao.
Diện tích của phòng khách biệt thự thường khoảng từ 20 – 25m2 đối với biệt thự nhỏ. Từ 24 – 30m2 đối với biệt thự trung bình. Từ 30 – 40m2 đối với biệt thự có quy mô lớn (hay còn gọi là dinh thự, lâu đài, villa).
Phòng ăn
Phòng ăn có thể tách riêng hoặc quy hoạch chung với không gian bếp nấu. Diện tích của phòng ăn tương đối lớn, đủ cho từ 2 tới 24 người và được thiết kế thông với phòng khách.
Bếp
Bếp trong nhà ở biệt thự là một khu riêng nhưng vẫn thông với phòng ăn, phong khách. Khu vực bếp nấu của biệt thự vẫn phải tuân thủ các quy tắc thiết về về tam giác hình học (bếp ga, chậu rửa, tủ lạnh). Ngoài ra, bếp nấu nên đặt về hướng Tây – Bắc. Diện tích không nên vượt quá 5m. Các đồ dùng nội thất trong không gian bếp được lựa chọn, sắp xếp tối ưu đảm bảo một không gian sạch sẽ, thoáng mát, dễ dàng thực hiện công việc bếp núc.
Khu vực cầu thang
Cầu thang là một trong những khu vực quan trọng của biệt thự, tác động trực tiếp đến cách không gian sử dụng. Bên cạnh đó còn góp phần tôn lên sự sang trọng, đẳng cấp và cá tính riêng của gia chủ. Đồng thời, khi xét về mặt phong thủy cầu thang cũng giữ vai trò là cầu nối lưu thông của ngôi nhà.
Cầu thang có thể linh hoạt thiết kế tùy theo từng kiểu bố cục. Tuy nhiên, chiều rộng của từng vế cầu thang trong biệt thự sẽ dao động từ 1,2 – 1,5m. Diện tích sử dụng cầu thang biệt thự khoảng 6 – 12m2. Gia chủ có thể thiết kế cầu thang bằng kính trong suốt, thang vuông hoặc thang 1 vế, 2 vế, 3 vế. Trong một số thiết kế, các vế sẽ kết hợp với nhau tạo thành giếng trời tận thu ánh sáng cho toàn bộ không gian biệt thự.
Phòng nghe nhạc
Một số biệt thự có thiết kế phòng nghe nhạc hoặc phòng karaoke. Kích thước tùy thuộc nhu cầu sử dụng và bố cục chung của công trình. Trong phòng thường có vật liệu cách âm để tránh làm ảnh hưởng đến các không gian sinh hoạt khác trong ngôi nhà.
Thư viện
Thư viện, phòng đọc sách của biệt thự chỉ cần thiết kế với diện tích khoảng từ 16 – 24m2. Bên trong thư viện để những kệ sách báo, tạp chí, ấn phẩm… cho các thành viên. Thông thường các kệ để sách tính theo diện tích tường 120 – 150 cuốn trên 1m2, được sắp xếp với độ cao của kệ 1700mm. Phòng đọc nên quay về hướng bắc, có thể đặt thêm bàn làm việc hoặc bộ bàn ghế sofa đón tiếp khách, đối tác.
Phòng ngủ master
Đây thường là phòng dành cho chủ của căn biệt thự. Căn phòng có diện tích rộng từ 25 – 36m2 hoặc rộng hơn tùy thuộc vào quy mô.
Bên trong phòng có giường ngủ, nhà vệ sinh khép kín, tủ quần áo, tủ trưng bày các sản phẩm thời trang cao cấp của 2 vợ chồng. Ngoài ra còn có phòng thay đồ, bàn làm việc, tivi và các tiện ích khác.
Thiết kế phòng ngủ con cái
Phòng ngủ của con cái không cần phải thiết kế quá rộng. Trong phòng có thể đặt giường đơn hoặc giường đôi, tủ đựng quần áo, bàn học, tivi (có thể có hoặc không).
Diện tích của căn phòng sẽ giao động trong khoảng từ 14 – 18m2, bố trí quay về hướng Bắc.
Thiết kế kho
Một số biệt thự có thể thiết kế thêm kho để đồ. Diện tích kho chứa trung bình từ 2 – 9m2. Kho có thể đặt ở tầng hầm hoặc xen giữa các tầng hoặc trên tầng thượng.
Thiết kế gara ô tô
Diện tích của gara ô tô tùy thuộc vào diện tích của mỗi căn biệt thự. Tuy nhiên phải đảm bảo khoảng khách tối thiểu giữa xe với tường là 1,2m. Phía trước đầu xe có khoảng cách 0,5m, để gần lối ra vào đảm bảo sự thuận tiện cho gia chủ.
Nếu gara ô tô ở tầng hầm thì độ dốc không vượt quá 20%. Đường xe không dốc quá 6% so với đường xe chạy, phía dưới nên làm rãnh thoát nước.
Tiêu chuẩn chiếu sáng biệt thự
Các tiêu chuẩn chiếu sáng
Hệ thống chiếu sáng nhà biệt thự phải đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và đảm bảo an toàn bảo vệ mắt đã được bộ y tế quy định sau:
STT | Không gian chức năng | Yêu cầu | ||||
Độ rọi
(lux) |
Độ đồng đều | Chỉ số hoàn màu | Mật độ công suất
(W/m2) |
Giới hạn hệ số chói lóa | ||
1 | Phòng khách | ≥300 | 0.7 | ≥80 | ≤13 | 19 |
2 | Phòng ngủ | ≥100 | ≥80 | ≤8 | ||
3 | Phòng bếp, phòng ăn | ≥500 | ≥80 | ≤13 | 22 | |
4 | Hành lang, cầu thang, ban công | ≥100 | 0.5 | ≤7 | ||
5 | Tầng hầm (khu vực đỗ xe) | ≥75 |
Căn cứ theo:
- Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2013/BXD
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114-1:2008
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 05:2008/BXD
Tiêu chuẩn thông gió nhà biệt thự
Các công trình nhà biệt thự chủ yếu dựa vào sự xâm nhập để đáp ứng nhu cầu thông gió của họ, một biện pháp thông gió phổ biến là tốc độ thay đổi không khí (hoặc thay đổi không khí mỗi giờ): tốc độ thông gió hàng giờ chia cho thể tích của không gian (I hoặc ACH ; đơn vị 1/h). Trong mùa đông, ACH có thể dao động từ 0,50 đến 0,41 trong một ngôi nhà kín khít đến 1,11 đến 1,47 trong một ngôi nhà kín khí.
Kiến trúc Tây Hồ hiện khuyến nghị tỷ lệ thông gió phụ thuộc vào diện tích sàn, như là một sửa đổi đối với tiêu chuẩn 62-2001, trong đó ACH tối thiểu là 0,35, nhưng không dưới 15 CFM / người (7.1 L/s/người). Kể từ năm 2003, tiêu chuẩn đã được thay đổi thành 3 CFM/100 sq. (15l/s/100 sq. M.) Cộng với 7,5 CFM/người (3,5 L/s/người).
Với mỗi không gian trong biệt thự cũng sẽ có những tiêu chuẩn thiết kế khác nhau. Kiến trúc Tây Hồ sẽ tiếp tục cập nhật những bài viết chuyên sâu hơn.
Website THIẾT KẾ BIỆT THỰ – KIẾN TRÚC TÂY HỒ được tạo nên bởi đội ngũ KTS giàu kinh nghiệm, am hiểu về các quy chuẩn thiết kế biệt thự. Kiến trúc Tây Hồ tự hào là đơn vị đã và đang đồng hành cùng hàng trăm dự án thiết kế biệt thự lớn nhỏ trên cả nước, được khách hàng đánh giá cao.
Nếu bạn đang quan tâm hoặc muốn sở hữu một mẫu nhà ở biệt thự cao cấp, sang trọng, thể hiện đúng cá tính thì hãy liên hệ ngay với Kiến trúc Tây Hồ để được hỗ trợ trong thời gian nhanh nhất.